Friday 18 July 2014

Trường THCS chất lượng cao Archimedes tham quan Đảo Ngọc Xanh

Trường THCS chất lượng cao Archimedes. Dựa trên những điều kiện thuận lợi về mặt đào tạo, nhà trường hướng tới xây dựng nền móng vững chắc để các em có thể chinh phục những mục tiêu lớn như thi đỗ trường chuyên, lớp chọn ở bậc THPT hay vươn xa hơn – giành được học bổng du học ở các trường học danh tiếng trên thế giới.Ngày 01/11/2013 học sinh trường THCS Archimedes tham gia ngoại khóa tại khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh (Phú Thọ). Cùng tham gia với các en còn có Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và đại diện Ban phụ huynh của các lớp.

Wednesday 11 June 2014

"Anh hùng" trên núi Tản

(DĐDN) - Được đánh giá là người “thổi hồn” cho vùng núi non hùng vĩ, hoang sơ Ba Vì thành một điểm du lịch nổi tiếng, doanh nhân Nguyễn Mạnh Thản - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Cty cổ phần Ao Vua được giới kinh doanh phía Bắc nhắc đến như một hiện tượng đặc biệt.

Với phương châm kinh doanh “làm tất cả những gì pháp luật không cấm” và biến những vùng đất sỏi đá thành vàng, tạo công ăn việc làm và giúp “nông dân” làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông không chỉ thành công trong xây dựng những khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng như Ao Vua, Đầm Long, Đảo Ngọc,… mà còn là người đi tiên phong trong việc hình thành một “cõi tiên” tôn nghiêm, linh thiêng dành cho người quá cố - Công viên Vĩnh Hằng.
Ngã rẽ làm nên một doanh nhân
Đầu những năm 90, cùng với sự chuyển mình của đất nước, ông được đơn vị nơi ông đang công tác được giao thêm trọng trách, tham gia phát triển kinh tế nhằm từng bước cải thiện đời sống cho cán bộ. Mặc dù, chưa quen với thương trường nhưng ông không ngần ngại nhận nhiệm vụ khó khăn này. Khi đã quen và thích nghi với sự linh hoạt, sôi động của công việc kinh doanh. Giai đoạn này ông lại “bị kẹt” giữa hai luồng tư tưởng của những người ủng hộ và phản đối hướng làm kinh tế của ông tại đơn vị. Sau hơn 20 năm gắn bó với ngành, ông đã quyết định xuất ngũ ở tuổi 40 với bao tâm trạng để “rẽ” đi theo một con đường khác.
Quyết định đó đã làm thức tỉnh, trỗi dậy và thổi bùng trong ông ngọn lửa của niềm đam mê dấn thân vào nghiệp kinh doanh. Sự ra đời của “Xí nghiệp chế biến kinh doanh lâm sản Ba Vì” do ông làm giám đốc được coi là một trong số ít xí nghiệp tư nhân đầu tiên của tỉnh Hà Tây lúc bấy giờ. Đúng là “vạn sự khởi đầu nan” vì chưa có tiền lệ nên ngay cả cái việc làm thủ tục xin phép hoạt động đã khiến ông “bở hơi tai”. Vừa đóng vai giám đốc, vừa nhân viên marketing, kế toán, ông Thản phải lăn lộn khắp nơi để tìm khách hàng, đi đâu cũng mang theo con dấu, cần là có thể ký hợp đồng ngay. Không ít người bàn ra tính vào, to nhỏ về chuyện ông ra khỏi ngành làm kinh tế. Khởi nghiệp đầu tiên trong kinh doanh của doanh nhân Thản là sản xuất và kinh doanh những “chiếc áo quan”. Với quan điểm kinh doanh là luôn giao hàng đúng hẹn, đảm bảo chất lượng nên xí nghiệp của “công an” Thản làm không hết việc. Còn công nhân xí nghiệp do cơ chế giao khoán rõ ràng, lại được trả công xứng đáng nên rất yên tâm gắn bó với xí nghiệp. Những định kiến ban đầu dần dần được tháo bỏ. Từ thành công này, anh quyết định đầu tư sản xuất sang các lĩnh vực khác như đồ nội thất, xây dựng,…
Vỡ “đất hoang”làm du lịch
Năm 1994, là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp kinh doanh của ông Nguyễn Mạnh Thản. Từ một giám đốc doanh nghiệp dân doanh anh được lãnh đạo tỉnh tín nhiệm giao trọng trách quản lý Cty du lịch Ba Vì. Nhìn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, lại rất gần Hà Nội vậy mà lúc nào cũng vắng khách. Làm thế nào để khu du lịch này đổi sắc? Là nỗi trăn trở của ông trong từng bữa ăn, giấc ngủ và ông đã nhanh chóng triển khai kế hoạch để đưa Ao Vua trở thành khu du lịch nổi tiếng của miền Bắc.
Phải nhìn vào những bước tiến dài của Cty cũng như khu du lịch Ao Vua ngày nay mới thấy được tầm quan trọng và cái tài lãnh đạo của Nguyễn Mạnh Thản lớn đến thế nào. Những năm qua, người con Ba Vì Nguyễn Mạnh Thản đã có những đóng góp vô cùng quan trọng biến vùng thung lũng rậm rạp, hoang vu khi xưa thành khu du lịch sinh thái Ao Vua hàng đầu đất nước, góp phần quan trọng cho sự vươn mình của du lịch Ba Vì nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội Ba Vì nói chung.
Luôn chú trọng đến công tác đầu tư, gây dựng và phát triển thương hiệu, hàng năm TGĐ Nguyễn Mạnh Thản cùng Cty đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn, thu hút được lượng khách du lịch đến với Ao Vua ngày càng đông. Đặt chân đến khu du lịch Ao Vua ngày hôm nay là một vùng non nước mây trời khiến du khách ngỡ ngàng. Là một trong những địa điểm hiếm hoi ở ngoại vi Thủ đô còn lưu giữ được cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ, không gian đậm chất nhân văn và một không khí trong lành phù hợp với các kỳ nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng. Hiện khu du lịch Ao Vua sở hữu một cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đang được đầu tư mở rộng quy mô với vườn chim thú, vườn truyền thuyết cổ tích, vườn tượng châu Âu, trồng thêm nhiều loại cây quý nhằm tạo bóng mát và hoàn thiện hệ sinh thái rừng. Một khách sạn 3 sao, gồm 50 phòng, hội trường 500 chỗ, nhà ăn và phòng họp hội thảo trên diện tích 5.000 m2 cùng với nhiều trò chơi hấp dẫn, mạo hiểm như: khu nhà đa năng, công viên vầng trăng, đường đua công thức 1 có thể phục vụ hàng ngàn người cùng một lúc. Đến với Ao Vua, du khách có thể dễ dàng nối tour với khu vườn cổ Ngọc Nhi, hồ Suối Hai, rừng Bằng Tạ,... Và khi ra về, du khách có thể mua nhiều loại sản phẩm du lịch, đó là những lọ hoa mỹ nghệ, những vật dụng tinh xảo, độc đáo, đẹp mắt được làm từ nguyên liệu tre, nứa bởi đôi bàn tay khéo léo của chính con người nơi đây.
Ông Thản chia sẻ: “Tôi không có suy nghĩ phức tạp, bất kỳ kinh doanh trong lĩnh vực nào, người mua bỏ tiền ra phải “đáng đồng tiền bát gạo”, du khách đến với Ao Vua hay bất kỳ khu du lịch nào phải được hưởng những dịch vụ xứng đáng với những gì mà họ bỏ ra. Do đó, ông cương quyết bãi bỏ việc áp dụng bán giá vé rời để thăm thắng cảnh và sử dụng các dịch vụ hiện tại bằng việc giá bán vé gộp với chi phí thấp hơn. Sau một thời gian, lượng du khách nhanh chóng tăng lên, kéo theo doanh thu của Cty tăng lên đã khiến nhiều DN trong ngành bắt đầu xem xét lại cách tính vé của mình. “Tiếng lành đồn xa” cùng với cách thay đổi các dịch vụ cả về “chất” và “lượng”, từ năm 1998 đến nay, trung bình hàng năm Ao Vua thu hút khoảng 20 vạn du khách.
Những khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của du khách khi đến với Ao Vua như động lực thôi thúc ông quyết tâm đầu tư thêm Khu du lịch sinh thái Đầm Long – một điểm rất gần Ao Vua. Với diện tích trên 70 ha, ông đang xây dựng nơi đây thành một điểm du lịch văn hoá đặc thù. Khu du lịch này tái hiện đầy đủ cuộc sống sinh hoạt, văn hoá tinh thần của 23 dân tộc vùng trung du Bắc Bộ cách đây vài thập kỷ. Khi bắt tay vào đầu tư, nhiều người bảo ông là kẻ liều lĩnh “ném tiền vào đầm lầy”. Đứng trước vùng đầm hoang rộng lớn và cánh rừng bạt ngàn, ông khẳng định đầu tư vào du lịch cần có cái “tâm”, lấy ngắn nuôi dài, chứ nghĩ ngay tới lợi nhuận trước mắt thì khó lắm. Và bằng cái “tâm” với đời, với nghề anh đã tìm tất cả các tài liệu liên quan đến văn hoá các dân tộc, gặp gỡ những vị sử gia để khéo léo thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc, tái hiện cuộc sống vất vả nhưng thật đẹp đẽ của vùng nông thôn phía Bắc thông qua những hình ảnh tinh tế. 
Tuy mới trong giai đoạn đầu tư nhưng những vị khách đầu tiên đã rất phấn khích được đến nơi đây và tổ chức những đêm lửa trại đầy ý nghĩa. Khu vực Đầm Long rộng lớn đã được hoàn thiện với một hệ thống nhà sàn, khách sạn, nhà ăn trên 700 chỗ, trong đó mọi việc đi lại của du khách sẽ hoàn thiện theo phương thức kết hợp giữa hiện đại và truyền thống để du khách có thể thong dong dạo chơi trong khu vực rộng lớn và ngắm nhìn bọn hươu, nai, khỉ… đang đùa giỡn trong rừng; nếm những món ăn xưa được chế biến từ các nông sản hay thả hồn theo hương thơm thoang thoảng của hoa sen trên đầm.
Duyên nợ với người “cõi tiên”
Cty CP Ao Vua cùng ông Nguyễn Mạnh Thản đã vinh dự nhận nhiều đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba. Riêng cá nhân ông Thản đã được tặng Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; Doanh nhân VN tiêu biểu...
Khi đã có trong tay đến gần 1.000 tỷ nhưng ông vẫn canh cánh nghĩ đến việc làm thế nào để người đã khuất có chỗ an nghỉ tốt nhất. Ông cho rằng: Phàm là người đời, chẳng ai tránh khỏi quy luật: “cát bụi lại trở về cát bụi”. Tại các nước phát triển, chuyện lo hậu sự từ khi còn sống đã trở nên phổ biến, nhưng ở ta do điều kiện kinh tế còn khó khăn cộng với tư tưởng vẫn còn lạc hậu nên dịch vụ này chưa phát triển. Cái khó nhất của dự án này là tìm đất thiết kế mô hình tổng thể phù hợp. Lấy đất cho các dự án sản xuất công nghiệp đã khó, đất cho phát triển du lịch càng khó hơn và đất làm “cõi tiên” lại chẳng dễ chút nào. Nơi đó không chỉ là mặt bằng rộng, thoáng, xa dân cư mà phải chọn kỹ càng từ phong – thuỷ, âm – dương đến tính thịnh – suy. Với người đã khuất, hạnh phúc lớn nhất là được gác lại bao lo toan, cực nhọc ở đời để thanh thản về với cõi vĩnh hằng, và tình cảm của người còn sống là luôn mong muốn thoả đáp sự mãn nguyện của người quá cố. Điều đó như sợi dây kết nối bao thế hệ người Việt, giữa người sống và người đã khuất và những người đang sống với nhau. Bằng chính cái tâm của mình và sự mách bảo của nhiều người hiểu biết, sau nhiều lần tìm kiếm, “công viên Vĩnh Hằng” được ông chính thức chọn đặt ngay trong cái tĩnh mịch và hùng vĩ của núi rừng Ba Vì. Có đất, ông say sưa bắt tay vào thiết kế và thi công. Trên diện tích 20 ha, “Công viên Vĩnh Hằng” được quy hoạch xây dựng theo thế “đầu hướng sơn”, “chân đạp thuỷ”, mộ đặt theo nhiều bậc cao ráo hướng ra không gian rộng thoáng. Một quần thể hoàn chỉnh từ cổng vào, nhà chờ, miếu thờ thần linh đến đường đi, lối lại… cùng toát lên một vẻ uy nghi, linh thiêng nhưng vẫn gần gũi với người đang sống. Và sự vĩnh cửu như hoà quyện trong lộc trồi, biếc xanh của cây cỏ; âm vang của gió rừng; sừng sững của ba ngọn núi Tản và mênh mông của đất trời... Với nhiều mẫu mộ thiết kế độc đáo: kiểu piano, mẫu mộ granite... thủ tục thuê đất vĩnh viễn, nhanh gọn cùng với việc chăm sóc, dịch vụ an ninh và hương hoa đầy đủ, Công viên Vĩnh Hằng đã thu hút nhiều gia đình đưa người thân quá cố về đây an táng.
Mặc dù công việc kinh doanh hàng ngày chiếm gần hết quỹ thời gian của anh nhưng mỗi khi có dịp gặp ông, chúng tôi đều cảm nhận sự “thanh thản” và dí dỏm tràn đầy trong con người bận rộn ấy. Điều đó xuất phát từ cái tâm và niềm say mê không bao giờ tắt của một nhà kinh doanh luôn tìm tòi, sáng tạo sẵn sàng đầu tư vào những dự án khó khăn và lâu dài. Và đó còn là tố chất cần thiết để hình thành một doanh nhân đích thực, một doanh nhân trong thời kỳ mới.
Lê Hà

Wednesday 7 May 2014

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và trồng cây lưu niệm tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh

Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Phú Thọ, sáng nay 5-4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã tới thăm, kiểm tra công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và công tác xây dựng Đảng tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn- Thăm và trồng cây  tại khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng khi được biết, trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn nói chung và xã Võ Miếu nói riêng đã đồng lòng, đoàn kết xây dựng quê hương và giành được nhiều thành tựu trong giữ vững anh ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của bà con từng bước được phát triển, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc.
Với tinh thần cởi mở, dân chủ, lãnh đạo chính quyền địa phương, đại diện các tổ chức, đoàn thể ở khu dân cư, các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Võ Miếu đã phát biểu nhiều ý kiến chỉ rõ những khó khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị... Do xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng, dân số đông, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên tỷ lệ hộ nghèo của xã Võ Miếu còn 12,84%, mới có 7/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới….
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Thọ với đồng bào các dân tộc xã Võ Miếu.

* Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2014, cũng nhằm ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, ngày mùng 6/3 âm lịch năm Giáp Ngọ, chiều cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đã thành kính, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh và đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước tỏ lòng thành kính, tri ân công đức các Vua Hùng cùng các bậc tiên tổ, đã có công dựng nước, khơi mạch nguồn dân tộc, đặt nền móng cho các thế hệ con cháu sau này tiếp tục xây dựng, phát triển đất nước.

Tổng Bí thư biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã làm tốt công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể để Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng khang trang, xứng với tầm vóc và ý nghĩa to lớn nơi cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Ghi lưu bút và trồng cây lưu niệm tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Thời đại Hùng Vương đã mở đầu cho lịch sử phát triển rực rỡ của dân tộc Việt Nam. Chúng ta nguyện mãi mãi giữ gìn và phát huy những giá trị thiêng liêng của Tổ tiên và những di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nguyện thực hiện thật tốt lời căn dặn của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nhà nhà no ấm, người người hạnh phúc.”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng cây lưu niệm tại Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
Trong chương trình làm việc tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm Khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh và trồng cây lưu niệm tại đây.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh

Khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh là một trong những khu du lịch mới được đầu tư và hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Friday 26 April 2013

Khai trương “Khu du lịch sinh thái bãi nổi La Phù”- Đảo Ngọc Xanh


Ngày 21/4, Công ty cổ phần Ao Vua (đơn vị chủ đầu tư) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Thanh Thủy tổ chức khai trương giai đoạn 1 dự án “Khu du lịch sinh thái bãi nổi La Phù”- du lịch Đảo Ngọc Xanh (huyện Thanh Thủy)


Dự án “Khu du lịch sinh thái bãi nổi La Phù” là một trong những dự án trọng điểm nhằm thực hiện khâu đột phá phát triển du lịch của tỉnh, được triển khai xây dựng trên diện tích 65 ha. Giai đoạn 1, dự án có nguồn vốn đầu tư 450 tỷ đồng xây dựng khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí cộng đồng, nghỉ dưỡng cao cấp; bao gồm các trung tâm nghỉ ngơi, tắm nước khoáng nóng, khách sạn 3 sao với 120 phòng, sân gôn, sân ten-nít, khu công viên nước, nhà hàng ẩm thực, sân khấu trình diễn nghệ thuật dân gian..., tạo thành một quần thể du lịch sinh thái, tạo việc làm cho 500 lao động trực tiếp và gián tiếp của các huyện Thanh Thủy, Ba Vì với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/ tháng; góp phần tiêu thụ nông sản của nông dân địa phương và các vùng phụ cận, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh và địa phương. Trong giai đoạn 2, dự án sẽ tiếp tục được đầu tư với nguồn vốn khoảng 200 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Dân Mạc- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh ý nghĩa, hiệu quả KT-XH của dự án; biểu dương đơn vị chủ đầu tư đã khẩn trương thi công thực hiện dự án, đảm bảo các yêu cầu đề ra. Đồng chí cũng yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Thanh Thủy và đơn vị chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ; làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về tính đa dạng, tự nhiên, tài nguyên nước khoáng nóng cùng những đặc trưng của du lịch sinh thái gắn với văn hóa đất Tổ Hùng Vương để đáp ứng cho hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Khai thác có hiệu quả các hạng mục của dự án, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khu vực vui chơi giải trí; góp phần giới thiệu và gìn giữ nét văn hóa đặc sắc các vùng miền và văn hóa vùng đất Tổ với nhân dân cả nước. Để dự án phát triển lâu dài, bền vững, chủ đầu tư cần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; gắn kết chặt chẽ với các tua tuyến du lịch trong và ngoài khu vực nhằm tăng cường quảng bá, thu hút khách về với tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Thanh Thủy nói riêng. Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, các sở, ngành chức năng của tỉnh và UBND huyện Thanh Thủy tiếp tục quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện dự án; đảm bảo ANTT; phối hợp xử lý, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các hạng mục còn lại của dự án sớm hoàn thành, đưa vào khai thác có hiệu quả...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Dân Mạc cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các đại biểu đã cắt băng khai trương giai đoạn 1 dự án “Khu du lịch sinh thái bãi nổi La Phù” và tham quan các công trình, hạng mục Khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh./.

Wednesday 26 December 2012

GIỚI THIỆU ĐẢO NGỌC XANH - THANH THỦY - PHÚ THỌ

Dự án La Phù-Bãi Nổi La Phù-La Phù-Thanh Thủy-Phú Thọ

Dự án: “Khu du lịch sinh thái cao cấp bãi nổi La Phù” được nghiên cứu và triển khai các thủ tục pháp lý từ tháng 5 năm 2007.
Trên dòng sông Đà từ xa xưa đã hình thành một cồn cát tạo thành bãi nổi có diện tích là 65 ha. Trong đó thuộc địa giới hành chính xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ là 50 ha, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội là 15 ha, hàng năm người dân 2 xã thường xuyên canh tác trên mảnh đất này như trồng cây ăn quả, trồng ngô, đậu, lạc vv…


( Mặt bằng tổng thể quy hoạch 1/2010 )


Phía tả Đà là xã La Phù, phía hữu Đà là xã Thuần Mỹ, cả hai địa phương trên đều có luồng nước khoáng nóng chảy qua dưới lòng đất, từ phía La Phù qua bãi nổi sang Thuần Mỹ. Hiện nay nhân dân 2 xã đang khai thác tự phát nguồn nước khoáng nóng này để kinh doanh.
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây đi theo 2 hướng chính. Hà Nội đi theo Quốc lộ 32 qua cầu Trung Hà rẽ trái 12 km tới thị trấn La Phù, huyện Thanh Thuỷ là tới bãi nổi, hoặc Hà Nội đi theo đường Láng Hoà Lạc - Đá Chông qua cầu Đồng Quang rẽ phải xuống 6 km là tới bãi nổi La Phù.
Dự án trên nằm trên diện tích đất của 2 tỉnh. Khi có ý tưởng lập dự án, công ty đã thuê Viện quy hoạch Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nghiên cứu lập dự án tính toán khả năng thoát lũ. Sau khi có kết quả công ty đã xin thoả thuận của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để lập dự án. Xin chủ trương của 2 tỉnh là Phú Thọ và Hà Tây (cũ). Được sự chấp thuận của hai tỉnh dự án được lập xong và trình duyệt, cả hai tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Tỉnh Phú Thọ đã có quyết định thu hồi và giao đất 52 ha phần diện tích đất thuộc Phú Thọ quản lý, thời hạn thuê đất là 50 năm.
Phần diện tích đất bãi nổi còn lại là quỹ đất công thuộc UBND xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội quản lý thì công ty đã ký hợp đồng thầu quỹ đất công với UBND xã Thuần Mỹ.
Hiện nay toàn bộ diện tích 65 ha bãi nổi, công ty đã đền bù giải phóng mặt bằng xong và đang chuẩn bị đầu tư.
Để có mặt bằng đầu tư hạ tầng thì trước hết công ty phải thi công hệ thống kè bao bọc toàn bộ diện tích của bãi nổi và tôn cao trình của bãi lên trên mức báo động số 3 là 0,5m ó cao trình 18,5. Làm một cây cầu bê tông dài 100m nối từ bờ tả Đà sang bãi nổi.
Những văn bản pháp lý của dự án
- Văn bản số 941/UBND-TM ngày 04/5/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đồng ý cho công ty cổ phần Ao Vua lập quy hoạch khu du lịch tại bãI nổi La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
- Văn bản số 5769/BNN-ĐĐ ngày 31/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc đồng ý việc lập quy hoạch sử dụng bãi nổi giữa sông Đà thuộc xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ làm khu du lịch sinh thái.
- Văn bản số 6611/BNN-ĐĐ ngày 04/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gửi UBND tỉnh Hà Tây về việc đồng ý việc lập quy hoạch sử dụng bãi nổi giữa sông Đà thuộc xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (cũ) làm khu du lịch sinh thái.
- Văn bản số 5108/UBND-CNXD ngày 12/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc đồng ý giao công ty cổ phần Ao Vua đầu tư nghiên cứu khảo sát lập quy hoạch chi tiết phát triển du lịch tại bãi nổi Vụng Chùa, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh tháI cao cấp bãI nổi La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1/2000 phần diện tích quy hoạch thuộc tỉnh Phú Thọ quản lý.
- Giấy chứng nhận đầu tư số 181 023 000 101 chứng nhận lần đầu ngày 08/4/2008 do UBND tỉnh Phú Thọ cấp. Chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất ngày 03/6/2008.
- Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 08/5/2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái cao cấp bãi nổi Vụng Chùa, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
- Văn bản số 2330/UBND-TH ngày 20/5/2008 của UBND tỉnh Hà Tây gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc thoả thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư Khu du lịch sinh thái cao cấp tại bãi nổi Vụng Chùa, xã Thần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày 06/3/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thu hồi và giao đất cho công ty cổ phần Ao Vua để đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp tại bãi nổi xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
- Văn bản số 504/CĐTNĐ-QLHT ngày 28/4/2010 của Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải về việc đồng ý và cho ý kiến về thông số kỹ thuật xây dung cầu trên sông Đà.
- Quyết định số 1058/QĐ-BTNMT ngày 16/6/2010 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dung hạ tầng kỹ thuật và khu vui chơi cộng đồng (giai đoạn 1) thuộc dự án khu du lịch sinh thái cao cấp bãi nổi La Phù tại xã La Phù, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ và xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.